[IMG]http://file.**********/hinh/2016/07/1-overheating.jpg[/IMG]

Việc một chiếc smartphone trở nên ấm hơn sau một thời gian sử dụng là điều mà bất kì một thiết bị nào cũng có, và nó gần như là một nguyên lý mà chúng ta không thể nào tránh khỏi bởi sự hoạt động của các linh kiện bên trong. Thế nhưng, vấn đề xảy ra khi nhiệt lượng quá cao so với mức thông thường lại là một chuyện khác khi nó trở thành điều gì đó nghiêm túc để chúng ta quan tâm đến bởi những ảnh hưởng không những cho thiết bị mà cả người dùng. Vậy thì các vấn đề quá nhiệt đó xuất phát từ đâu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mức nào và cách hạn chế chúng như thế nào?

Tại sao smartphone trở nên ấm hơn trong quá trình sử dụng?

Để trả lời cho vấn đề này, thì chúng ta cần phải sử dụng những nguyên tắc vật lí cơ bản, mà đơn giản nhất chính là sự chuyển động gây ra nhiệt. Thật như vậy, trong chiếc smartphone của chúng ta, phần lớn được tạo nên từ các vi mạch nhỏ với hoạt động bằng điện, mà bản chất của nó chính là các hạt electron. Khi đó, lượng nhiệt mà thiết bị sinh ra sẽ tỉ lệ thuận với lượng electron dịch chuyển bên trong giữa các thành phần, cũng như lượng electron được đưa vào từ pin để đảm bảo sự hoạt động của các thành phần. Rõ ràng rằng khi bạn chơi một trò chơi đòi hỏi cấu hình cao của hệ thống, khiến bộ xử lí trung tâm và các thành phần xử lí đồ họa xử lí và chuyển đi nhiều thông tin hơn, khiến cho thiết bị trở nên ấm hơn so với những tác vụ cơ bản như nhắn tin, trả lời thư điện tử, hay lướt một vài trang tài liệu đơn giản

Việc ấm lên như thế này là một điều bình thường mà bất kì một smartphone nào cũng sẽ gặp, thậm chí trong những thông số kĩ thuật mà các nhà sản xuất đưa ra cũng đưa ra một mức độ nhiệt lượng của thiết bị sẽ tỏa ra ở mức nào đó, và con số bao nhiêu là điều được cho phép. Thế nhưng không phải bất kì sự tỏa nhiệt nào cũng được cho phép khi mà thiết bị trở nên nóng một cách bất thường khiến bạn cảm thấy giống như đang đặt tay gần một cái bếp gas đang tỏa nhiệt, thì khi đó sẽ là một vấn đề đáng để chúng ta phải quan tâm

Tại sao những chiếc smartphone gặp hiện tượng quá nhiệt?

Thông thường, chẳng ai muốn vấn đề này xảy ra, và vì thế mà các nhà sản xuất hệ thống tích hợp trên một con chip đã có những tinh chỉnh khá tuyệt vời để khiến nó hoạt động tốt và giữ mọi thứ ở mức độ vừa phải để kiểm soát cũng như tạo sự thoải mái ở mức độ nào đó cho người dùng của mình, thậm chí là được thiết kế một cách đặc biệt để xử lí với nhiệt độ cao. Khi bỗng chốc thiết bị của bạn gặp trường hợp nóng lên một cách đột ngột có khả năng gây nguy hiểm, vi xử lí sẽ giảm tốc độ xung của nó xuống, làm cho tốc độ vận hành của thiết bị trở nên chậm hơn nhằm giảm nhiệt độ, cũng như hiển thị thông báo để ngăn chặn việc sử dụng bởi nó có thể gây nguy hại ở mức độ nhất định

[IMG]http://file.**********/hinh/2016/07/2-overheat.jpg[/IMG]

Đương nhiên điều đó không hiếm gặp khi mà bạn sử dụng quá nhiều tác vụ cùng lúc hoặc chơi các trò chơi đòi hỏi một cấu hình cao. Thế nhưng, việc thiết bị quá nóng thường xuyên ngay cả khi chúng ta không làm một điều gì cả dự báo cho hàng loạt vấn đề bên trong mà vẫn thường thấy nhất là nguyên nhân đến trực tiếp từ các bộ phận của phần cứng. Thứ nhất chính là việc GPU hoạt động quá lâu sẽ là con đường nhanh nhất khiến nhiệt độ tăng lên một cách đáng kể, và bên cạnh đó còn tùy thuộc vào từng ứng dụng cũng sẽ gây tác động tới CPU tạo nên một tình trạng tương tự. Cùng với đó, các tính năng đa nhiệm, widgets chạy ngầm, các kết nối Wi-Fi, Bluetooth…, những gì yêu cầu năng lượng để xử lí cũng sẽ làm ấm cả hệ thống, thậm chí cả pin cũng sẽ bị liên lụy theo

Một số lí do khác cho hiện tượng này cũng có thể xuất phát từ phía bên ngoài môi trường, chẳng hạn như chúng ta thấy thiết bị ấm hơn khi đặt ngoài trời dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp, hoặc để gần một nguồn nhiệt nào đó có nhiệt độ lớn hơn. Và ngay cả khi mà không có một nguyên nhân nào kể trên, thì hãy nghĩ đến một vấn đề nào đó khiến một bộ phận phần cứng bên trong bị hư hại làm hệ thống hoạt động sai lêch cũng sẽ gây ra vấn đề không mong muốn này

[IMG]http://file.**********/hinh/2016/07/3-overheat.jpg[/IMG]

Để ví dụ cho vấn đề quá nhiệt ở một chiếc smartphone thì không gì tuyệt vời hơn ví dụ về phần cứng trên chính những thiết bị sử dụng vi xử lí Qualcomm Snapdragon 810, một cái tên quá nổi tiếng trong năm 2015. Được ra mắt vào năm ngoái, Qualcomm Snapdragon 810 được kì vọng như một flagship về một bộ vi xử lí thế hệ mới với tốc độ cao dành cho những chiếc smartphone ở phân khúc cao cấp để mang lại một hiệu năng vượt trội cho người dùng. Thế nhưng, ngay từ những thiết bị đầu tiên ra mắt với bộ vi xử lí này, vấn đề về nhiệt liên tục được nhắc đến khi nó quá nóng. Tưởng chừng như đó là vấn đề liên quan đến việc thiết kế, thì khi mà tần suất xuất hiện của nó ngày càng lớn trên các thiết bị đến từ bất kì hãng nào đã khiến cho nguyên nhân được bộc lộ rõ, không những khiến người dùng cảm thấy khó chịu khi chiếc smartphone lúc này chẳng khác gì một chiếc lò sưởi di động, mà đó còn là sự trả giá về hiệu năng khi mọi thứ không bằng như những gì nó hứa hẹn

Với Sony, họ đã chẳng lạ lẫm gì với vấn đề này khi không ít các thiết bị của họ đều gặp vấn đề với Snapdragon 810 khiến họ thất bại trong một khoảng thời gian dài, thậm chí tung ra hàng loạt những bản sửa lỗi trong phần mềm cho Sony Xperia Z3+ cũng không khắc phục được vấn đề trên cho đến khi Snapdragon 820 xuất hiện.

Những ảnh hưởng của vấn đề quá nhiệt

Pin

Bên trong các smartphone hiện đại được sản xuất ra trong vòng vài năm trở lại đây, hầu hết tất cả chúng đều có chung đặc điểm là sử dụng công nghệ Lithium-Ion cho chính những viên pin của mình, và đây thực sự là một tiến bộ của công nghệ trong việc làm ra những viên pin cho các thiết bị này.

[IMG]http://file.**********/hinh/2016/07/4-overheat.jpg[/IMG]

Trong những viên pin thường không thể sạc lại, bản chất chúng là phản ứng hóa học một chiều để tạo ra nguồn điện và cung cấp nó đến các linh kiện nhằm cho chúng hoạt động, và một khi hết thì chúng sẽ được thay thế bằng một viên pin khác tương tự. Với những thiết bị đơn giản như điều khiển tivi hay tương tự vốn xài năng lượng không nhiều, đây là một giải pháp có thể tốt khi chúng ta phải mất rất lâu mới cần phải thay thế. Thế nhưng với những chiếc smartphone yêu cầu năng lượng cao, đây sẽ là cơn ác mộng cho người dùng khi tiền thay pin sẽ còn lớn hơn tiền mua thiết bị gấp nhiều lần. Và vì thế mà việc một viên pin sạc sẽ là cách để tạo ra nguồn điện tốt, mà còn giúp tiết kiệm chi phí hữu hiệu

Viên pin sạc sử dụng công nghệ Lithium-Ion có lẽ là loại pin tốt nhất ở thời điểm này với sự phát triển của công nghệ làm pin. Dù vậy, nó cũng có những bất cập trong chính các tính năng và đặc điểm của mình. Thứ nhất, ngay cả khi bạn không sử dụng thì dung lượng còn lại của pin cũng sẽ giảm xuống theo thời gian do sự thất thoát về năng lượng. Không những thế mà việc sạc pin dần dần sẽ không còn mang viên pin trở lại 100% dung lượng như nó được thiết kế, mà cũng sẽ giảm xuống theo thời gian, mặc dù vấn đề này thường xảy ra khá chậm và phải mất đến 2 hoặc 3 năm trước khi bạn thay bằng một viên pin mới.

Thứ hai, là nó quá nhạy với nhiệt độ. Bất kì một nguồn nhiệt nào trên 30 độ cũng sẽ gây ra ảnh hưởng tới một viên pin Lithium-Ion và đây cũng chính là nhiệt độ mà nó thường gặp phải trong mỗi lần bạn sạc thiết bị. Những ảnh hưởng về nhiệt sẽ làm gia tăng sự hao hụt dung lượng tối đa của pin khiến nó xảy ra nhanh hơn so với khoảng thời gian thông thường là 2 – 3 năm, thậm chí là khiến nó không thể khôi phục được, làm cho việc thay thế nó trở nên nhanh hơn khi dung lượng đó cạn kiệt hoàn toàn

[IMG]http://file.**********/hinh/2016/07/5-overheat.jpg[/IMG]
Không những thế, một trường hợp hiếm hoi của quá trình quá nhiệt gây ra ảnh hưởng tới pin chính là việc làm cho nó phát nổ, và chúng ta vẫn thường nghe vấn đề này không ít lần trên các trang báo hoặc các diễn đàn về thiết bị di động cho dù tỉ lệ của một viên pin Lithium-Ion tự phát nổ là rất thấp nhờ những vòng bảo vệ được thiết kế trong từng viên pin. Một nhiệt độ trên 200 độ C một cách đột ngột mới có khả năng đủ để làm pin Lithium-Ion phát nổ, thế nhưng việc quá nhiệt ở smartphone trong thời gian dài khiến cho các chế độ bảo vệ bị hư hại cũng sẽ làm giảm mức bảo vệ này khiến nó nhanh chóng gặp các vấn đề kể trên hơn bao giờ hết

Các hệ thống tích hợp SoC

Khi vấn đề quá nhiệt tác động trực tiếp đến hệ thống SoC, vi xử lí ngay lập tức sẽ giảm tốc độ xử lí của mình xuống đề làm hạ nhiệt, và điều đó khiến cho thiết bị của chúng ta có phần chậm chạp hơn, thậm chí chúng ta không thể sử dụng nó vì mọi thứ đã bị giảm xuống mức tối đa để làm giảm nhiệt độ xuống trước khi tiếp tục sử dụng lại. Nhưng đó chỉ là giải pháp tình thế, khi mà nhiệt độ lớn được đặt lên trong thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến chính hệ thống của vi xử lí về vật lí khiến cho các phần tử nhỏ hơn bên trong bị nguy hại khiến cho nó không còn đạt được mọi thứ như ban đầu, và đôi khi nó sẽ làm chết thiết bị nếu thời gian tác động đủ dài. Không những tạo sự khó chịu, hiệu năng còn bị giảm xuống khiến khả năng sử dụng cũng không còn đã tạo nên một trở ngại không hề lớn do hiện tượng quá nhiệt gây nên

Làm thế nào để ngăn chặn tình trạng quá nhiệt trên smartphone

Pin

[IMG]http://file.**********/hinh/2016/07/6-overheat.jpg[/IMG]

Một điều rõ ràng rằng việc sạc quá lâu sẽ khiến cho viên pin bạn càng nóng, và vì thế nếu thiết bị của bạn gặp vấn đề quá nhiệt thì tốt nhất tránh việc sạc đầy càng nhiều càng tốt khi bạn có thể sạc định kì theo từng khoảng thời gian nếu muốn sử dụng dài hơn. Không những thế thì việc để dung lượng pin còn lại xuống quá nhiều cũng gây ảnh hưởng không tốt không những đến khả năng lưu trữ của viên pin, mà gây nên tình trạng thời gian sạc cần phải dài hơn, và chính vì thế mà không nên để nó xuống 0% dù lí do gì đi chăng nữa. Thay vào đó, việc giữ ổn định viên pin trong khoảng 30% tới 80% là một điều tốt không những để tránh việc quá nhiệt, mà còn giúp tuổi thọ viên pin được giữ ở mức cao hơn

Các hệ thống tích hợp SoC

Để quản lí tốt vấn đề về nhiệt độ cũng như ngăn chặn tỉ lệ xảy ra các vấn đề quá nhiệt trên những chiếc smartphone và hệ thống SoC, tốt nhất hãy hạn chế việc chơi game đòi hỏi cấu hình cao hay coi video trong thời gian dài khi nó yêu cầu GPU hoạt động khá nhiều trong thời gian dài, hay đảm bảo rằng không có quá nhiều tính năng hoặc ứng dụng chạy đồng thời trong đa nhiệm, hoặc ngắt bớt các kết nối không cần thiết sử dụng để tránh việc năng lượng tiêu thụ trong 1 khoảng thời gian quá lớn

Theo AndroidPit