Kết quả 1 đến 1 của 1
-
07-23-2011, 11:16 AM #1Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Có khi nào hạ tầng viễn thông VN bị nghe lén, điều khiển ngầm?
Nhiều lo ngại an ninh quốc gia từ Huawei, chúng ta có nên cảnh giác?
Hôm nay, một số nước trên thế giới đã và đang bày tỏ mối lo ngại sâu sắc về vấn đề an ninh đối các sản phẩm của Huawei, nhà cung cấp thiết bị mạng viễn thông lớn nhất của Trung Quốc. Theo đó, các thiết bị mạng của hãng này có thể chứa những tính năng ẩn để điều khiển từ xa hoạt động của mạng thông tin mà nó được lắp đặt. Thử tưởng tượng nếu toàn bộ mạng lưới thông tin của một quốc gia, từ dân dụng cho đến quân sự, quốc phòng đều có nguy cơ bị một nước khác chiếm quyền điều khiển thì sẽ thật nguy hiểm và gây tác hại khôn lường. Trong khi đó, hầu hết các nhà mạng đang hoạt động tại Việt Nam đều có sử dụng thiết bị của Huawei. Rất nhiều các USB 3G mà dân ta sử dụng cũng là của hãng này.
Nguồn tin của báo Thanh Niên cho biết, "Huawei sẽ đặt hàng ngàn trạm gốc ở Hà Nội, Đà Nẵng và một phần của khu vực TP.HCM. Dựa trên trạm thu phát gốc BTS tiên tiến thế hệ thứ 4 của công ty và khả năng HSPA+/UMTS, mạng 3G này sẽ cho phép việc cung cấp tốc độ băng rộng di động rất nhanh, lên đến 21 Mb/s cho khách hàng. Theo như tuyên bố của Huawei, mạng HSPA+ mới ở VN này sẽ là một trong những mạng 3G nhanh nhất thế giới..."
Hiện nay, các nhà mạng lớn tại VN đang chú trọng nhiều tới yếu tố kinh doanh, các nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra tự hỏi không biết các nhà mạng đã quan tâm đích thực?. Liệu khi có xung đột xảy ra giữa các quốc gia với nhau trong việc chiếm đoạt quyền điều khiển mạng thông tin thì "quy trình và phương áp phối hợp" trên có còn hữu dụng? Cùng có sự tin tưởng như Mobifone, đại diện Vinaphone cho rằng những sản phẩm đầu cuối như ĐTDĐ, USB 3G hay máy tính bảng là những thiết bị có cấu trúc đơn giản, rất dễ kiểm tra và hầu như không có khả năng gây nguy cơ mất an toàn thông tin hay có hại cho người dùng.
Không chỉ nổi tiếng với việc cung cấp các thiết bị mạng, Huawei hiện cũng nổi lên với việc cung cấp hàng loạt thiết bị đầu cuối cho người dùng như điện thoại di động smartphone, máy tính bảng và đặc biệt là USB 3G rất thông dụng ở VN.
Lòng tin này hoàn toàn trái ngược với nhận định của ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc bộ phận an ninh mạng Công ty an ninh mạng BKAV, cho rằng các nhà cung cấp hoàn toàn có khả năng đưa vào thiết bị mạng những tính năng ẩn để điều khiển hoạt động của mạng thông tin. Vì vậy đối với hạ tầng mạng quan trọng của một quốc gia (ví dụ như quân đội) thì nhiều nơi sẵn sàng chi tiền mạnh tay để có thể tự thiết lập mạng riêng cho mình. Trong trường hợp sử dụng thiết bị mạng mua ngoài thì phải có sự kiểm tra đánh giá chất lượng từ các cơ quan có thẩm quyền. Thậm chí nhà mạng phải giám sát và kiểm tra cả mã nguồn, hệ điều hành để đảm bảo tuyệt đối vấn đề an toàn thông tin cho người sử dụng. Vì vậy vấn đề an ninh thông tin mạng cần phải được xem xét nghiêm túc dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, một chuyên gia viễn thông tại TP.HCM cho hay.
Nhiều nước cùng lo ngại
Cuối tháng trước, tờ Taipei Times của Đài Loan cho biết Cơ quan Viễn thông Quốc gia (NCC) của nước này đã áp đặt lệnh cấm các nhà mạng của mình sử dụng các thiết bị mạng cốt lõi do Huawei cung cấp vì lo ngại vấn đề an ninh thông tin quốc gia. Nhiều nhà mạng nổi tiếng của Đài Loan như Asia Pacific Telecom, Vibo, Taiwan Mobile và Far EasTone Telecommunications được cho là đã mua các thiết bị từ Huawei. Một số thiết bị viễn thông của hãng này đang bị hải quan Đài Loan tạm giữ để điều gia. Ông Chen Jeng-chang, phát ngôn viên của NCC cho biết từ nay, bất cứ công ty viễn thông trong nước nào muốn sử dụng các thiết bị mạng cốt lõi từ Trung Quốc đều phải được sự cho phép của NCC lẫn Cục Điều tra Đài Loan.
Không chỉ riêng Đài Loan, mối lo ngại về an ninh thông tin quốc gia đã gia tăng từ trước đó khi mà các nước như Mỹ và Ấn Độ đã cấm nhiều thương vụ làm ăn có liên quan đến Trung Quốc, do lo ngại điều đó có thể làm tăng thêm khả năng gián điệp của Trung Quốc và nguy hại đến an ninh quốc gia. Ủy ban theo dõi đầu tư nước ngoài của Mỹ (CFIUS) hồi tháng 2 vừa rồi đã ngăn chặn một thỏa thuận mua lại trị giá 2 triệu USD của Huawei đối với công ty máy chủ 3Leaf Systems của Mỹ. Tháng 8 năm ngoái, 8 nghị sĩ thuộc đảng Cộng hòa cũng đã gửi thư trình lên chính phủ phản đối việc Huawei nhận hợp đồng cung cấp thiết bị mạng trị giá hàng tỉ USD cho nhà mạng Sprint Nextel của Mỹ, do lo ngại Huawei đã từng bán công nghệ viễn thông cho Saddam Hussein, Taliban, Iran, và CEO của Huawei lại là thành viên của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA). Việc cho phép Huawei bán thiết bị viễn thông cho Sprint Nextel có thể dẫn đến các mối nguy hại cho nhiều công ty của Mỹ và nghiêm trọng hơn nữa là có thể làm nguy hại đến an ninh quốc gia.
Không những thế, tờ Wall Street Journal còn cho biết Sprint Nextel đã phải loại trừ cả Huawei lẫn ZTE, một nhà cung cấp thiết bị viễn thông khác của Trung Quốc khỏi dự án nâng cấp trị giá nhiều tỷ USD của mình. Một số quan chức cho rằng quân đội Trung Quốc có thể sử dụng thiết bị của Huawei hoặc ZTE để phá vỡ hoặc đánh chặn các đường thông tin liên lạc của Mỹ.
Ngoài ra, một số nước khác như Úc và Ấn Độ cũng có những mối lo ngại tương tự đối với những thiết bị mạng của Huawei. Tháng 4 năm ngoái, Ấn Độ đã lên tiếng cấm các nhà mạng di động của mình nhập khẩu các thiết bị từ phía Trung Quốc, bao gồm cả Huawei và ZTE. Trang tin TelecomsEurope dẫn lời một số chuyên gia an ninh cảnh báo rằng việc triển khai các thiết bị viễn thông của Trung Quốc có thể dẫn đến nguy cơ mạng lưới thông tin quốc gia bị xâm nhập. Thế mới thấy, chiến tranh mạng không chỉ dừng lại ở những vụ việc như thả virus hay đánh sập website thông thường mà nó còn có nguy cơ từ chính những phần cứng máy tính mà ta khó có thể lường trước được.
Huawei phát triển quá "thần kỳ":
Một trong những lý do khiến nhiều nước lo ngại Huawei chính là việc tập đoàn này đã phát triển quá “thần kỳ” trong một thời gian ngắn. Được thành lập vào năm 1987 bởi ông Nhậm Kiến Phi, một cựu sĩ quan Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc với số vốn ban đầu tương đương 4.700 USD (theo tỷ giá thời điểm đó), Huawei nhanh chóng vươn lên trở thành nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất nước và lớn thứ hai thế giới vào năm 2009. Tập đoàn này đang đề ra mục tiêu đạt doanh thu 100 tỉ USD trong 10 năm tới.
Theo Reuters, Huawei cùng ZTE đã được nuôi dưỡng từ chính sách quốc gia của Trung Quốc để giành các hợp đồng xây dựng mạng lưới viễn thông của nước này. Từ cơ sở vững chắc trong nước, Huawei lấn sang thị trường các nước đang phát triển ở châu Phi, Mỹ La-tinh và đích cuối cùng là thị trường các nước phát triển. Tập đoàn này được chính quyền Bắc Kinh hỗ trợ mạnh mẽ dưới hình thức các khoản vay ưu đãi trị giá nhiều tỉ USD. Reuters dẫn lời ông Fred Hochberg, Chủ tịch Eximbank Mỹ, cho hay Ngân hàng Phát triển Trung Quốc đã cung cấp cho Huawei một khoản tín dụng lên đến 30 tỉ USD. Nhiều chuyên gia khác cũng cho rằng có nhiều cơ sở để thấy Chính phủ Trung Quốc có quan hệ chặt chẽ với Huawei trong một chiến lược dài hạn.View more random threads:
- Microsoft Office Professional Plus 2010 configuration did not complete successfully
- Những điều nên chú ý khi làm sạch màn hình TV
- Phát hiện mới trong điều trị chứng bại liệt do chấn thương tủy sống
- Snapdragon 820 SoC đã bắt đầu đưa vào thử nghiệm
- Windows 10 Build 10031 có khả năng sẽ có giao diện Login Screen mới
- Tham quan nhà máy sản xuất mainboard tại Đài Loan
- 12 thủ thuật sử dụng facebook hay có thể bạn không biết
- Khui hộp Asus Zenfone Max với điểm Antutu Benchmark
- Apple được cấp thêm 40 bằng sáng chế tại Trung Quốc
- Microsoft sửa lỗi vấn đề bị chặn ứng dụng tải về từ Windows Store trên Windows 10
Khu chung cư Charm City Bình Dương xây dựng bởi Công ty TNHH DCT Partner Việt Nam nội thất cao cấp sống trong lành nét đẹp tự nhiên. Charm City Bình Dương nội thất cao cấp hợp phong thủy nâng chất...
Khu dự án Charm City Bình Dương...