Kết quả 1 đến 4 của 4
  1. #1
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    8

    Nếu tất cả lượng dữ liệu toàn cầu được in ra sách, ta có thể phủ Trung Quốc dưới 13 lớp sách


    ==> Không chỉ là Trung Quốc đâu, giờ nó có thể phủ lên toàn cầu rồi! Con số 295 exabyte được thống kê năm 2007, mà IT lại phát triển theo định luật moore, đến nay là hơn 3 năm, chỉ tính 3 năm thôi con số này đã lên tới hơn 663 exabyte rồi! Và sẽ còn tiếp tục tăng theo định luật moore! [IMG]images/icons/1.gif[/IMG]

    View more random threads:


  2. #2
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Lượng dữ liệu toàn cầu đạt mốc 295 exabyte


    Nếu tất cả lượng dữ liệu toàn cầu được in ra sách, ta có thể phủ Trung Quốc dưới 13 lớp sách
    Dung lượng lưu trữ máy tính ngày trước được tính bằng kilobyte, rồi sau đó là megabyte, và đến hiện nay thông dụng nhất là gigabyte. Trong tương lai những đơn vị như terabyte, petabyte, rồi exabyte sẽ trở nên dần quen thuộc với từng con người. Nhưng bạn có bao giờ thắc mắc tổng lượng thông tin con người hằng ngày lưu trữ đã đạt đến con số nào chưa?

    1 terabyte (TB) = 1000 gigabyte (GB)
    1 petabyte (PB) = 1000 terabyte (TB)
    1 exabyte (EB) = 1000 petabyte (PB)
    (Các đơn vị trên thuộc hệ SI)
    (Nếu tính toán theo hệ nhị phân truyền thống, 1 exabyte = 2^60 byte)


    Tạp chí Science vừa công bố một kết quả nghiên cứu cho biết, tính đến hết năm 2007 cả thế giới đã lưu trữ khoảng 295 exabyte dữ liệu (1 exabyte = 1 tỷ GB) bằng hơn 60 phương thức khác nhau: từ ổ cứng máy tính đến đĩa mềm, từ CD đến DVD hay đến cả sách in, báo và tạp chí. Lượng thông tin này được tính toán bằng chỉ trong khoảng thời gian từ năm 1986 đến 2007.

    Lượng dữ liệu này tương đương lượng dữ liệu chứa trong 1,2 tỉ ổ cứng dung lượng trung bình. Một cách ví von, nhóm nghiên cứu cho biết nếu tất cả những thông tin này được in ra sách, chúng ta có thể phủ hết toàn bộ diện tích của Mỹ hay Trung Quốc dưới 13 lớp sách; còn nếu tất cả thông tin trên được ghi ra đĩa CD thì chồng đĩa số CD này sẽ cao lên đến… mặt trăng.

    Cũng theo nghiên cứu của Science, vào năm 2000 có 75% thông tin được lưu trữ ở dạng analog (cassette, băng VHS, v.v…) nhưng chỉ 7 năm sau, 2007 thì 94% lượng thông tin này đã được chuyển sang lưu trữ dạng digital. Năm 2002 là năm đánh dấu cột mốc định dạng analog hoàn toàn bị hạ gục bởi digital.

    Các nhà khoa học còn cho biết thêm, tính đến năm 2010, mỗi ngày có khoảng 2 zettabyte dữ liệu (1 zettabyte = 1.000 exabyte) được gửi và nhận đi trên khắp thế giới, tức trung bình mỗi con người sẽ phải đọc khoảng 175 tờ báo mỗi ngày. Tuy vậy, khoảng cách về công nghệ giữa các nhóm quốc gia giàu và nghèo cũng đang tăng theo lượng dữ liệu lưu thông. Vào năm 2002 người dân các nước phát triển có lượng giao tiếp dữ liệu gấp 8 lần các nước đang phát triển, và đến 2007 thì khoảng cách đó đã lên đến 15 lần.

    Tuy những con số trên có thể làm hoa mắt chúng ta, tiến sĩ Hilbert còn cho biết thêm: "ADN trong một cơ thể người có thể chứa gấp 300 lần lượng thông tin chúng ta lưu trữ trong các thiết bị công nghệ".
    Nguồn: BBC News

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Kinh khủng quá, trong đây chắc phim chưa khá nhiều đấy [IMG]images/smilies/yoyo/yy175.gif[/IMG]

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Lê Tình
    Kinh khủng quá, trong đây chắc phim chưa khá nhiều đấy [IMG]images/smilies/yoyo/yy175.gif[/IMG]
    Một ngày nằm không ở nhà, không làm gì cả cũng đã tạo ra dữ liệu rồi [IMG]images/smilies/yoyo/yy51.gif[/IMG]

 

 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
Múi giờ GMT +7. Bây giờ là 09:25 PM.
Diễn đàn sử dụng vBulletin® Phiên bản 4.2.5.
Bản quyền của 2024 vBulletin Solutions, Inc. Tất cả quyền được bảo lưu.
Ban quản trị không chịu trách nhiệm về nội dung do thành viên đăng.